Tiến sĩ Erik Lind Harms
SGTT.VN - Nói tiếng Việt như người Nam bộ chính gốc, sống chung với những người cùng khổ, bầu bạn với đủ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam, thuộc rất nhiều thành ngữ... Erik Harms – giảng viên khoa nhân học, đại học Yale (Hoa Kỳ) – được bạn bè yêu quý gọi là “Condominas thứ hai” của Việt Nam.
Cuốn sách sắp xuất bản
Saigon’s Edge: On the margins of Ho Chi Minh City (tạm dịch: Vùng ven Sài Gòn: Bên lề của TP.HCM) của ông là cái nhìn đa dạng và phong phú, làm sáng tỏ nhiều vấn đề của cuộc sống đương đại trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Cơ duyên nào khiến một người Mỹ như anh dành nhiều thời gian và tâm huyết để gầy dựng ngành Việt Nam học tại khoa nhân học đại học Yale?
Tôi sinh ra ở miền Nam Califonia, nơi có rất đông người Việt, năm tám tuổi tôi đã có một người bạn thân quê ở Sài Gòn, chúng tôi cùng đi bộ đến trường, mỗi lần đi học về tôi thường ghé lại thăm mẹ bạn ấy. Muốn hiểu một cộng đồng, một tổ chức xã hội nào đó, phải ở lâu với họ. Khi bước vào một môi trường xã hội khác biệt, “ăngten” của tôi luôn dựng đứng lên. Tôi rất khâm phục nhà dân tộc học Georges Condominas. Khi nghiên cứu về người Mnông Gar, ông đã sống thật với họ. Bằng những nghiên cứu của mình, ông giúp cho người Pháp hiểu rằng không thể coi thường văn hoá bản địa, phải hiểu nó trong một chiều dài lịch sử.
Chọn Hóc Môn, một vùng đất nghèo ven đô để sống với những người nông dân và tìm hiểu suy nghĩ của họ, ông đã phát hiện nhiều điều bất ổn về số phận của nông dân trong sự phát triển đô thị ào ạt hiện nay?