Tiến sĩ Erik Lind Harms
SGTT.VN - Nói tiếng Việt như người Nam bộ chính gốc, sống chung với những người cùng khổ, bầu bạn với đủ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam, thuộc rất nhiều thành ngữ... Erik Harms – giảng viên khoa nhân học, đại học Yale (Hoa Kỳ) – được bạn bè yêu quý gọi là “Condominas thứ hai” của Việt Nam.
Cơ duyên nào khiến một người Mỹ như anh dành nhiều thời gian và tâm huyết để gầy dựng ngành Việt Nam học tại khoa nhân học đại học Yale?
Tôi sinh ra ở miền Nam Califonia, nơi có rất đông người Việt, năm tám tuổi tôi đã có một người bạn thân quê ở Sài Gòn, chúng tôi cùng đi bộ đến trường, mỗi lần đi học về tôi thường ghé lại thăm mẹ bạn ấy. Muốn hiểu một cộng đồng, một tổ chức xã hội nào đó, phải ở lâu với họ. Khi bước vào một môi trường xã hội khác biệt, “ăngten” của tôi luôn dựng đứng lên. Tôi rất khâm phục nhà dân tộc học Georges Condominas. Khi nghiên cứu về người Mnông Gar, ông đã sống thật với họ. Bằng những nghiên cứu của mình, ông giúp cho người Pháp hiểu rằng không thể coi thường văn hoá bản địa, phải hiểu nó trong một chiều dài lịch sử.
Chọn Hóc Môn, một vùng đất nghèo ven đô để sống với những người nông dân và tìm hiểu suy nghĩ của họ, ông đã phát hiện nhiều điều bất ổn về số phận của nông dân trong sự phát triển đô thị ào ạt hiện nay?
Hóc Môn cũng giống như một nàng dâu vậy, chịu thua thiệt đủ đường, bao nhiêu xí nghiệp ô nhiễm đều đưa ra ngoại thành, còn của ngon vật lạ làm ra đều phục vụ cho người nội thành hết, nhưng vẫn bị coi thường. Ở Hóc Môn đang hình thành một tầng lớp “có việc gì làm việc đó”. Đó là những người nông dân bị mất đất, sáng uống càphê quán cóc dọc theo quốc lộ xuyên Á để tìm kiếm việc làm trong ngày. Điều này thể hiện sự bất ổn nghiêm trọng về việc làm của người dân. Tốc độ đô thị hoá quá nhanh khiến cho mọi mối quan hệ nền tảng bị phá vỡ.
Nhà quy hoạch cần trao đổi cởi mở với mọi cấp chính quyền, với nhân dân, giới chuyên môn... lắng nghe ý kiến phê bình, để có thể tiến lên trong sự hiểu biết về cách giải quyết vấn đề. Phê bình là cách để bắt đầu một mối quan hệ bền lâu, tiến đến gần sự thật. |
Nghiên cứu sâu về quy hoạch đô thị ở TP.HCM và Hà Nội, điều anh bức xúc nhất là gì?
Có nhiều điều tôi không đồng ý, nhưng cũng không thể nói lên theo ý mình, vì tôi cũng đầy rẫy sai lầm. Điều tôi mong muốn nhất là các bên phải nói thật với nhau. Như chuyện quy hoạch khu phố cổ Hà Nội chẳng hạn, người muốn bảo tồn thành một bảo tàng sống, người muốn phá để xây những khách sạn lớn... Có ai quan tâm đến những người dân sống ở đó? Họ muốn tự do sử dụng theo cách của mình. Nhà quy hoạch cần trao đổi cởi mở với mọi cấp chính quyền, với nhân dân, giới chuyên môn... lắng nghe ý kiến phê bình, để có thể tiến lên trong sự hiểu biết về cách giải quyết vấn đề. Phê bình là cách để bắt đầu một mối quan hệ bền lâu, tiến đến gần sự thật. Chẳng có ai là hoàn toàn đúng.
Có bao giờ anh gặp “tai nạn nghề nghiệp”?
Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, gặp gỡ nhiều con người giúp tôi nhìn cuộc sống khác đi, để giảng dạy hấp dẫn hơn. Nó cũng giúp tôi ít khi tức giận. Tại đại học Yale, có những sinh viên nhà giàu, rất giàu, học chung với sinh viên nghèo người châu Á. Tôi luôn tạo cho các sinh viên nghèo cơ hội để họ cảm thấy mình là một thành viên của trường, khuyến khích các em kể về đời sống của đất nước mình, để cho họ biết những gì bên trong của họ là có giá trị. Nhờ thế sinh viên trong lớp của tôi rất cởi mở, chia sẻ dễ dàng với nhau. Người nào trong thế giới đều có thể dạy cho mình một cái gì đó mới mẻ về đời sống con người. Nhưng phải nói thật là tôi hay bị người ta lợi dụng vì thấy mình quá dễ dãi hay sao ấy. Cách sống của tôi chỉ phù hợp với vai trò một nhà nhân học. Có lần, một chủ doanh nghiệp người Na Uy đề nghị tôi làm giám đốc công ty của ông tại Việt Nam với mức lương rất cao, nhưng tôi nói với ông ta rằng tôi sẽ thất bại nếu trở thành nhà kinh doanh, vì kinh doanh là phải cứng, phải thực dụng mới kiếm được nhiều tiền, còn tôi thì... quá mềm! Tôi chỉ kiếm được các mối quan hệ thôi. Có lúc tôi suy nghĩ về hoàn cảnh của sinh viên còn nhiều hơn cả chính họ nữa. Tôi muốn giúp họ nhiều hơn cả họ muốn.
Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng sự tử tế đối với nhau đang dần mất đi, nhưng tôi nghĩ cũng tuỳ người. Tôi đi chợ bao giờ cũng mua đồ rẻ hơn, có lẽ nhờ mình vui vẻ, tôn trọng mọi người. Tôi không theo đạo Phật, nhưng suy nghĩ của tôi rất gần với đạo Phật, khi mình làm tốt cho ai đó, người đó sẽ làm tốt cho người khác nữa, nó như một vòng sóng lan toả rộng vào toàn xã hội. Làm tốt cho người khác sẽ thấy cuộc sống của mình dễ dàng hơn. Nhân cách của một nhà nhân học chính là việc sống hết mình với từng chi tiết nhỏ của cuộc đời, để nhìn thấy toàn bộ cấu trúc xã hội đó.
Dưới góc độ một nhà nhân học, anh suy nghĩ gì về căn bệnh “trầm kha” của đời sống hiện nay: bệnh giả dối, vô cảm?
Ý nghĩa của cụm từ “xã hội hoá” đang bị hiểu trái ngược với thực tế. Chính sách xã hội hoá thực sự phải là cá nhân hoá, để chi phí trường học ngày càng giảm đi, xã hội phải lo cho mỗi người dân. |
Anh học được điều gì từ người bạn thân nhất của mình ở Việt Nam – một thanh niên Đà Nẵng nhập cư sống bằng nghề photo?
Ảnh: |
Dường như ám ảnh lớn nhất với anh là làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo?
Tôi là người theo chủ nghĩa Mác. Tôi đã đọc hết các tác phẩm của Các Mác và Ăngghen, và tôi nghĩ nó có lý với Việt Nam. Ý nghĩa của cụm từ “xã hội hoá” đang bị hiểu trái ngược với thực tế. Chính sách xã hội hoá thực sự phải là cá nhân hoá, để chi phí trường học ngày càng giảm đi, xã hội phải lo cho mỗi người dân. Ở đây, mỗi người phải lo cho riêng mình. Trở lại đúng nghĩa xã hội hoá sẽ tốt hơn rất nhiều cho xã hội Việt Nam. Kinh tế phát triển, nhưng hơn ai hết các nhà lãnh đạo phải biết kiếm tiền để làm gì? Người ta sống để kiếm tiền, hay kiếm tiền để sống? Sài Gòn cho tôi trải nghiệm nhiều cảnh giới khác nhau, buổi sáng tôi có thể uống càphê với một người chạy xe ôm ngoài đường, trưa ăn cơm bình dân gần chợ Tân Quý, chiều ăn cơm tối trong một nhà hàng sang trọng ở Phú Mỹ Hưng. Đối với người Việt, đi qua những ranh giới giàu nghèo ấy khó khăn hơn nhiều. Người bán vé số, bàn hàng rong không thể vào một khách sạn năm sao để đi toilet giống như tôi. Đó là một ranh giới phi chính thức. Họ buộc phải đi vệ sinh sau một trạm xe buýt, không phải vì họ không văn minh, mà vì không còn lựa chọn nào khác.
Anh có gặp khó khăn nhiều không khi thuyết phục vợ chấp nhận mang hai con theo anh qua Việt Nam sống ở những vùng ven thiếu tiện nghi?
Tôi cảm ơn cô ấy thật nhiều đã ủng hộ và theo tôi đến những vùng đất lạ. Sống trong những điều kiện khó khăn, môi trường xã hội hoàn toàn khác biệt, cuộc sống của gia đình tôi rất bất định, cô ấy là người giúp tôi cân bằng lại. Chẳng có một hạnh phúc nào có sẵn, chính những mâu thuẫn, sự bất như ý với nhau mới khiến cho mình phải vượt lên. Ban đầu cô ấy cũng cho rằng việc đi tìm hiểu về người khác của tôi là hoàn toàn vô ích, làm thơ, viết văn sẽ đẹp hơn, vui hơn. Đọc luận văn của tôi, cô ấy thường chê... khô như ngói! Điều đó khiến tôi phải nỗ lực để viết hấp dẫn hơn. Nếu chỉ sống cho hạnh phúc cá nhân, mình sẽ đánh mất nhiều thứ. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ, biết bao gia đình mất đi hạnh phúc cá nhân, nhưng nếu chấp nhận sống nô lệ, sẽ mất cả dân tộc.
Điều gì trong văn hoá người Việt khiến anh ấn tượng nhất?
Bất cứ ngôi nhà nào của người Việt Nam, dù giàu hay nghèo, đều có một bàn thờ tổ tiên. Đó là góc tâm linh đẹp nhất của người Việt khiến cho người Tây phương có thể học thêm nhiều về cách sống, biết đến vai trò của tổ tiên. Ngày giỗ người đi trước không chỉ thể hiện lòng biết ơn của người đang sống, mà còn nhắc nhớ họ rằng mình là một người trong gia đình lớn, luôn luôn phải nhớ mình đã đến từ đâu, để giảm bớt sự tự cao, và biết sống cho nhiều người hơn
Ước mơ lớn nhất của anh bây giờ là gì?
Có cơ hội làm việc nhiều hơn với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, có thể nói thẳng với nhau tất cả những điều mình nghĩ mà vẫn nhận được sự vui vẻ... Tôi không thích cái cách dù không đồng ý với nhau vẫn giả vờ “bằng mặt chứ không bằng lòng”, giống như mình đang nói vào một cái hộp không! Nhiều người ngoại quốc sợ điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi tin điều đó sẽ xảy ra sớm. Tôi thích không khí tranh luận để xây dựng những điều thật mới mẻ cho Việt Nam.
thực hiện: Kim Yến
chân dung hội hoạ: Hoàng Tường
Phạm Thanh Duy, giảng viên khoa nhân học, đại học KHXH&NV TP.HCM
“Thông minh, dí dỏm, đi đến đâu anh cũng được mọi người quý mến và coi như một người bạn thân. Chọn Việt Nam là quê hương thứ hai của mình, anh đã dành cả tuổi trẻ, trí tuệ, tâm huyết để nghiên cứu về Việt Nam, đặc biệt là xã hội đô thị ở TP.HCM. Ngoài những đóng góp về khoa học, anh luôn mong muốn là cầu nối giữa đại học ở Việt Nam với các trường đại học tại Hoa Kỳ, đặc biệt là đại học Yale danh tiếng nơi anh đang công tác”.
Thạc sĩ Phạm Thanh Thôi, giảng viên khoa nhân học, đại học KHXH&NV TP.HCM
“Tôi cảm phục sức làm việc của thầy, sự tâm huyết trong việc tìm kiếm và lựa chọn các giá trị văn hoá xã hội tốt đẹp của con người Việt Nam để giảng dạy và viết sách cho giới trí thức Tây phương. Ông luôn suy tư để tìm ra những cách thức hợp tác nghiên cứu hữu ích nhất cho các giảng viên Việt Nam. Những đóng góp của ông cho sự phát triển tri thức nhân học đô thị tại Việt Nam được nhiều học giả trong nước và quốc tế đánh giá cao. Tôi hạnh phúc khi được nghiên cứu chung với tiến sĩ, người thầy của mình trong những dự án về tiến trình đô thị hoá tại TP.HCM”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét