Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Hướng dẫn làm niên luận cho sinh viên khoa nhân học

Yêu cầu khi viết đề cương chi tiết
dành cho Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh
---o0o---
TÊN ĐỀ TÀI
DẪN LUẬN
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Người nghiên cứu cần trả lời câu hỏi “tại sao phải nghiên cứu đề tài này?”. Khi trả lời câu hỏi này, người nghiên cứu cần làm rõ các nội dung:
+ Nêu lên bối cảnh nghiên cứu vấn đề
+ Vấn đề dự định nghiên cứu được xét trong bối cảnh này như thế nào?
+ Đề tài nghiên cứu gồm bao nhiêu mục đích, những mục đích là gì?
+ Giải thích rõ lý do lựa chọn đề tài và năng lực nghiên cứu của mình. Có khả năng thực hiện đề tài trong thời gian qui định không?
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học
~ Bổ sung nội dung lý thuyết;
~ Làm rõ lý thuyết đang tồn tại
~ Hay xây dựng lý thuyết mới.
+ Ý nghĩa thực tiễn
~ Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội;
~ Nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường…
3. Lịch sử nghiên cứu: Điểm luận các vấn đề liên quan đến đề tài của mình đã được nghiên cứu.
+ Phân tích sơ lược lịch sử nghiên cứu và chứng minh đề tài nghiên cứu của mình không lập lại các kết quả mà những đề tài khác đã công bố.
+ Nêu lên kết quả đạt được của các công trình trước và chỉ rõ đề tài sẽ được kế thừa các kết quả nghiên cứu này như thế nào.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn thời gian nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ai? Là vấn đề gì? Tại sao?
+ Phạm vi nghiên cứu của đề là ở khu vực nào? Tại sao lại chọn khu vực này?
+ Thời gian nghiên cứu của đề như thế nào? Tại sao?
5. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Thao tác hóa các khái niệm: giải nghĩa các khái niệm, các thuật ngữ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu.
- Lý thuyết nghiên cứu: nghiên cứu đề tài này, sử dụng những lý thuyết gì? Tại sao lại sử dụng những lý thuyết đó? Mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng các lý thuyết này?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Cần đặt ra những giả thuyết nghiên cứu cho đề tài? Giả thuyết nghiên cứu nhằm mục đích đặt ra các vấn đề để giải quyết các mục tiêu của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là gì? Tại sao phải thực hiện các phương pháp đó.
7. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm bao nhiêu chương. Nội dung cơ bản của mỗi chương là gì? Giải quyết vấn đề gì trong mỗi chương đó.

8. Nội dung của đề tài
DẪN LUẬN
Chương 1
1.1. …………
1.1.1. ……
1.1.2………
1.2. ……….
1.2.1. ……….
1.2.1.1. ………
1.2.1.2. ………
1.2.2. ………….
1.2.1.4. …………
1.2.1.5. …………
Chương 2
2.1. ……………………
2.1.1. ………………..
2.1.1.1. …………
2.1.1.2. …………
2.1.2. …………….
2.1.2.1. ……………
2.1.2.2. ……………
2.2. …………………..
2.2.1. …………….
2.2.1.1. ………
2.2.1.2. ………
2.2.2…………….
2.2.2.1. ………
2.2.2.2. ………
Chương 3
3.1……………………..
3.1.1. …………
3.1.2……………
3.2. ……………………………
3.2.1……………
3.2.2. …………
KẾT LUẬN
9. Tài liệu tham khảo đã được chuẩn bị
* Sách
Tên tác giả (năm……), tên sách (in nghiên), nhà xuất bản
VD: - Toan Ánh (1969), Nếp cũ – Con người Việt Nam, NXB Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn
- Nguyễn Xuân Bính (1999), Văn hóa dân gian: những lĩnh vực nghiên cứu tuyển chọn và biên tập, NXB KHXH
* Bài báo, tạp chí
Tên tác giả (năm…), “Tên bài viết”, tên tạp chí/ bài báo (in nghiên), số báo, số tạp chí
* Bài báo cáo khoa học
Tên tác giả(năm…), “Tên bài viết”, tên kỷ yếu Hội thảo (in nghiên), nhà xuất bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cna certification