Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Làm tất niên lớp 09

Vào ngày 3/1 cả lớp có tham gia chương trình tất niên lớp được không?
chúng ta sẽ làm một buổi vui chơi nhỏ, không cần chuẩn bị nhiều, hứng lên làm lun. Các anh chị e nào chịu thì giờ tay.
Nếu thời gian cận quá có thể chuyển ngày khác. Ok ko nào ^^

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Họp lớp ngày 29/12

 Với sự tham gia của hơn 50 bạn sinh viên lớp  Knh09 .Họp lớp với những vấn đề quan trọng về công việc của lớp. Buổi họp lớp còn có sự góp mặt của Thầy chủ nhiệm lớp  Vũ Nhi Công . Buổi họp diễn ra trong không khí thân mật và vui tươi.

Bài liên quan:
-Thông báo : đánh giá chất lượng Đoàn viên chi Đoàn học kì I

Thầy chủ nhiệm và buổi giao lưu với lớp 

thầy Công đang hướng dẫn lớp về bài hát " it's me"


Hào hứng nhỉ ^^







Một ngày vui với cả lớp
 Danh sách các bạn đi họp lớp sẽ được cập nhập sau.

Điểm rèn luyện đoàn viên và điểm rèn luyện của lớp sẽ được cập nhập sau. Đối với những bạn hôm nay không tham gia họp lớp và chấm điểm rèn luyện đoàn viên, các bạn sẽ được số điểm mắc định là 30 điểm, ứng với điểm trung bình.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Chúc cả lớp giáng sinh vui vẻ, năm mới lun ^^

Chúc cả lớp có một mùa giáng sinh vui vẻ ^^

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Tặng vé xe cho sinh viên về quê đón Tết Nhâm Thìn 2012

Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các sinh viên - học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương chịu thiệt hại nặng nề trong đợt bão lũ năm 2011, sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện về quê đoàn tụ cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012;
Căn cứ kế hoạch số 18/KH-HTSV ngày 08/12/2011 của Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Thành phố về việc Tặng vé xe sinh viên về quê đón tết Nhâm Thìn 2012, nay Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh thông báo đến văn phòng Đoàn TN – Hội sinh viên – TTHTSV các trường chương trình tặng vé xe cho sinh viên về quê đón Tết 2012 như sau:
1. Số lượng.
- Dự kiến tặng 3.500 vé xe đưa sinh viên về các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh thành chịu ảnh hưởng bởi các trận lũ lụt năm 2011; các tỉnh vùng sâu, vùng xa cho sinh viên đang học tại các trường Đại học – Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phân bổ (Theo bảng đính kèm)
3. Hồ sơ.
- Đơn xin tặng vé xe về quê đón tết xuân Nhâm Thìn 2012 (theo mẫu)
- Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn của địa phương. Ưu tiên xét cho sinh viên quê quán tại các địa phương chịu thiệt hại nặng nề trong đợt bão lũ năm 2011, sinh viên dân tộc thiểu số; sinh viên mồ côi (cả cha và mẹ); sinh viên khuyết tật; sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ.
- Bảng photo thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân.
- Các giấy xác nhận tham gia các hoạt động tình nguyện, xã hội (nếu có)
* Tất cả hồ sơ trên sinh viên tập trung nộp cho Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên hoặc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên trường. Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Thành phố sẽ không giải quyết bất cứ hồ sơ nào nộp trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Thành phố.

4. Thời gian - địa điểm tiếp nhận hồ sơ.
4.1. Thời gian:
- Văn phòng Đoàn TN – Hội sinh viên, TTHTSV các trường thông báo cho sinh viên và tiến hành xác minh chọn lọc những sinh viên đúng tiêu chuẩn. Nộp hồ sơ xin vé xe và bảng danh sách đề nghị theo mẫu (tải tại website trung tâm hỗ trợ sinh viên TP) có xác nhận của Đoàn trường hoặc Hội Sinh viên trường về Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên trước 17g00 ngày 25/12/2011.
(Gửi kèm file danh sách theo mẫu về email tangvexe@hotrosinhvien.vn theo đúng phân bổ, trường hợp vượt ngoài phân bổ ghi rõ danh sách bổ sung và sẽ được xét duyệt sau khi duyệt danh sách chính thức còn dư số lượng)
4.2. Địa điểm nhận hồ sơ và phát vé:
- Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (Số 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1).
- Ban tổ chức sẽ niêm yết danh sách sinh viên được nhận vé xe năm 2012 tại 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1 và trên website www.hotrosinhvien.vn từ ngày 31/12/2011.
- Sinh viên có tên trong danh sách nhận vé tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên thành phố (Số 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1) từ ngày 31/12/2011 đến ngày 9/01/2012 (sinh viên mang theo thẻ sinh viên hoặc chứng minh nhân dân để đối chiếu). Qua thời gian này sinh viên không đến nhận vé xem như sinh viên đã từ chối nhận vé và Ban tổ chức sẽ chuyển sang cho sinh viên khác.
5. Lễ tiễn.
- Thời gian: 6g00, thứ 7, ngày 14/01/2012 (nhằm ngày 21/12 âm lịch)
- Địa điểm: Sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1)
Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Thành phố đề nghị Đoàn TN, Hội Sinh viên, TTHTSV các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông báo rộng rãi cho sinh viên trường được biết và tập hợp hồ sơ của sinh viên xin hỗ trợ vé xe gửi về Trung tâm hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng thời gian quy định.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 08.38274709
Sau đây là văn bản chính thức :
kế hoạch tặng vé xe
thông báo vé xe
mẫu đơn đăng kí

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Một số thay đổi trong lịch học

STT
MÔN HỌC
THỜI GIAN
PHÒNG HỌC
1
Thân tộc hôn nhân gia đình(học bù)
Sáng thứ 5 ngày 22/12
A1-33

2
Tổ chức xã hội và phân tầng (học bù)

Chiều thứ 4 ngày 28/12
B11
3
Phương pháp đánh giá nhanh có sự đồng tham gia PRA
Chiều thứ 5 ngày 29/12
B11

Lưu ý:
Tổ chức xã hội và phân tầng chiều thứ 6 ngày 23/12 lớp được nghỉ.
Phương pháp đánh giá nhanh có sự đồng tham gia PRA chiều thứ 5 ngày 22/12 học bình thường phòng A1-35

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Danh sách các bạn đi Giao lưu bộ đội Củ chi

Danh sách chính thức

1. Nguyễn Thị Phương Nhân
2. Bế Thị Bích Tuyên
3. Lê Thị Nhí
4. Nguyễn Thị Mỹ
5.Nguyễn Sỹ Giang
6.Nguyễn Văn Thành
7.Nguyễn Bá Thưởng
8.Nguyễn Thị Yên
9. Thân Thủy Lâm Châu
10. Đoàn Thị Thu Thủy
11. Trịnh Thanh Phong
12.Phạm Thị Minh Thúy
13.Đỗ Tú Quyên
14.Nguyễn Thị Hồng Trang
15. Giang Thị Liên
16. Vũ Thị Ngần
17. Nguyễn Duy Khang
18. Nguyễn Thị Hoàng Thi
19. Hoàng Hà Giang
20. Nguyễn Thị Phương 095
21.Lê Văn Đại
22. Trần Thị Trí
23. Nguyễn Thị Thanh Thùy
24.Nguyễn Thị Thắng
25.Lê Xuân Đài
26.Đinh Văn Cương.
27.Nguyễn Văn Sang
28.Phạm Thị Mỹ Hạnh
Năm 4:
1. Trịnh Thế Anh
 2.anh Tuấn
3. anh Thắng
Người ngoài:
1. Nguyễn Thị Thơm.
2. Lan ( bạn Sang)
Các bạn tham gia chương trình sẽ được tính điểm hoạt động trong học kì.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Thông báo lịch đi củ chi

các bạn lớp Knh09, để tiện cho việc tham gia giao lưu với bộ đội củ chi. Lịch đi dành riêng cho lớp ta như sau: sau khi học xong môn Dân só, chúng ta tập trung trước cổng trường nhân văn tại cơ sở Thủ Đức vào lúc 12h30 và đi thẳng đến doanh trại bộ đội CỦ CHI, chứ không đi thăm dịa đạo như các bạn năm nhất năm hai. Và vì thế số tiền của chúng ta sẽ giảm xuống còn 35k/ 1 bạn.
Các bạn tiếp tục đăng kí tại đây

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Những lưu ý khi làm tiểu luận cuối kỳ môn Trung bộ ( thầy Món)

Lưu ý:

1.Vì làm tiểu luận nên cho nên  khác bài thi viết trên lớp. Tiểu luận  đòi hỏi sinh viên phải có đầu tư nghiên cứu, tìm tư liệu để viết. Còn thi chỉ cần học thuộc vài câu hỏi thầy cô cho là xong (thi viết chỉ cần 2,3 trang) nhưng tiểu luận từ  10-30 trang trở lên, ít nhất 10 trang)
. Đây là qui định của khoa.

2.Lưu ý: Các em học môn Miền Trung và Tây  Nguyên cho nên các em không thể chọn vùng khác ở quê em như Nam Bộ, Bắc Bộ  làm tiểu luận được. Nếu quê các em thuộc Miền Trung và Tây Nguyên thì  tốt, em có thể chọn làm tiêu luận, còn các vùng khác là không được.

Chúc các em thành công

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Thông báo: thông tin về việc thu phí Đoàn và Hội

Bắt đầu từ ngày 12/12 các nhóm học tập trong lớp thu tiền đoàn phí và hội phí của các thành viên trong lớp
các bạn tải và xem danh sách hội viên Tại đây
Năm nay vì tránh tình trạng như năm ngoái nên chị Đoàn và chi Hội quyết định thu cùng một lúc phí đoàn và Hội với tổng số tiền là 34.000 vnđ/ 1 người . Và để tiện cho các bạn biết.
Bắt đầu thu từ 12 đến 14/12 và kết thúc chốt sổ vào ngày đó.
Các đoàn viên và hội viên không nộp đúng kỳ hạn thì nộp bổ xung cho đến hết ngày đi học kế tiếp. Và mọi khoảng nộp phí nộp lại cho bạn Sỹ Giang ( nếu trường hợp không có bạn Sỹ Giang thì nộp trực tiếp cho bạn Thống).
Trong vòng tuần sau nếu bạn nào không hoàn thành đoàn và hội phí đầy đủ thì chúng tôi sẽ không thu nữa và mọi vấn đề phát sinh chi Đoàn và chi Hội sẽ không chịu trách nhiệm.
Lưu ý: về tiền Hội phí, các bạn chưa nộp năm ngoái sẽ thu vào một khoảng thời gian gần nhất. Nếu có thì nộp chung với đợt thu mới này .
Cảm ơn đã theo dõi !

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

BCH chi đoàn knh09 thông báo về việc thu đoàn phí nhiệm kì 2011-2012

Bắt đầu từ 12/12  BCH sẽ bắt đầu thu lệ phí hoạt động đoàn cho tất cả các đoàn viên của lớp Knh09
Với phí là 24.000 vnđ cho một năm tức là 1 tháng là 2000 vnđ đối với một đoàn viên,
Các bạn đoàn viên nộp tiền đoàn phí cho nhóm trưởng. hoặc trực tiếp nộp cho Bạn Thống.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Đăng kí tham dự chương trình giao lưu bộ đội Củ Chi

Giap lưu tại sư đoàn 9  và tham quan địa đạo củ chi trong vòng 1 ngày.
thời gian: 17/12/2011
Lê phí tham gia là 70.000 vnđ/ 1 người
 các bạn đăng kí trực tuyến tại đây

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Thông báo về việc đăng các thông tin hoạt động trên blog lớp

Các bạn trong lớp thân mến, do tính chất của trang web lớp với lại mình quản lí hai trang web khoa và lớp. Nên mình chỉ tiện đăng thông tin lên một trang. Mình có nghe một vài bạn trong lớp nói là tại sao web lớp mình ít thông tin gì hấp dẫn , mà toàn tài liệu học không vậy. Mình cũng xin lỗi về việc trên, nhưng tiện đây mong các bạn biết về việc này.
Đó là thông tin trên web lớp mình sẽ chỉ là các thông tin học tập, hoặc tài liệu. vì để cho tiện liên lạc , với phụ vụ cho một số môn sau này mình sẽ làm việc trên blog lớp.
Trên blog lớp mình sẽ đăng tải các thông tin về học tập của lớp, hoặc thông tin về hoạt động riêng của lớp mình.
Với để tiện cho việc quảng bá trang web khoa, cả lớp mình hãy vào trang nhanhoc.suctrenhanvan.edu.vn nhé. Trên trang này sẽ đăng tải đầy đủ các thông tin về hoạt động của các lớp, khoa và các thông tin cần thiết khác.
Đến khi nào chúng ta ra trường blog lớp sẽ là nơi giúp lớp mình liên lạc với nhau. Các bạn đồng ý nhé.
Chúc cả lớp 1 tuần vui vẻ ^^

Trổ tài hùng biện với cuộc thi Tiếng nói thanh niên

Bạn là một bạn trẻ tự tin về khả năng thuyết trình, hùng biện trước mọi người?
Bạn là một sinh viên muốn thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề giới trẻ quan tâm trong cuộc sống?
Cuộc thi hùng biện Tiếng nói thanh niên của Đoàn trường ĐH KHXH&NV chính là một sân chơi bổ ích bạn không nên bỏ qua!
Cuộc thi hùng biện Tiếng nói thanh niên do Đoàn trường ĐH KHXH&NV tổ chức từ ngày 26/11/2011 đến ngày 11/12/2011. Cuộc thi là sân chơi cho các Đoàn viên - Sinh viên yêu thích thuyết trình, hùng biện trước công chúng. Đồng thời đây còn là cơ hội cho các bạn nói lên tiếng nói, quan điểm của mình cũng như vận dụng các kỹ năng thuyết trình, thuyết phục áp dụng vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Thông qua cuộc thi này, Đoàn trường sẽ  tìm kiếm, phát hiện các thành viên tiềm năng cho câu lạc bộ Lý luận trẻ, dự kiến sẽ thành lập vào tháng 12 sắp tới.
Cuộc thi sẽ trải qua 2 vòng:
1. Vòng sơ khảo  diễn ra vào  Chủ nhật ngày 27/11 từ 08g00 đến 11g30 và từ 13g00 đến 16g30
Ở vòng thi này, các thí sinh phải thể hiện khả năng thuyết trình, hùng biện bằng tiếng Việt về một vấn đề mà thí sinh quan tâm.
Mỗi thí sinh tham gia sẽ chuẩn bị trước chủ đề và thuyết trình trong vòng 3 phút. Ban giám khảo sẽ đặt câu hỏi kiểm tra khả năng ứng biến và quan điểm, lập trường của thí sinh.
Lưu ý: Phần thuyết trình cá nhân không sử dụng powerpoint. Thí sinh có thể tự chuẩn bị âm nhạc, đạo cụ hỗ trợ.
7 thí sinh xuất sắc nhất vòng sơ khảo sẽ tiếp tục dự thi vòng chung kết.
2. Vòng chung kết diễn ra vào Chủ nhật ngày 11/12 (từ 14h00 đến 17h00)
Bước vào vòng thi chung kết, 7 thí sinh xuất sắc nhất vòng sơ khảo sẽ có thời gian khoảng 2-3 phút để giới thiệu về bản thân trước khi thể hiện phần hùng biện của mình trước BGK. BGK sẽ có những câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về khả năng hiểu biết cũng như khả năng ứng xử tình huống, bảo vệ tư duy, lập trường của các bạn thí sinh.
Để giúp các thí sinh thêm tự tin với phần trình bày của mình, trước khi bước vào vòng chung kết BTC cuộc thi sẽ có một buổi training về kỹ năng Nói thuyết phục từ 8g00 đến 11g00 Chủ nhật ngày 11/12 cho 30 thí sinh xuất sắc của vòng sơ khảo.
Cơ cấu giải thưởng bao gồm:
  • 1 giải thí sinh hùng biện phong cách nhất: 1.000.000đ/giải
  • 1 giải nội dung hùng biện xuất sắc nhất: 1.000.000đ/giải
  • 1 giải khán giả bình chọn: 1.000.000đ/giải
Cách thức đăng kí:
Sinh viên đăng kí và nhận phiếu đăng kí tại VP Đoàn TN – Hội SV 2 cơ sở trường ĐH KHXH&NV (tải mẫu đăng kí tại đây). Thời gian đăng kí dự thi từ ngày 17/11 đến 25/11/2011.
Thông tin liên hệ:
Đ/c Tống Kim Ngân– UV BCH Đoàn trường qua SĐT: 0167.661.1634 hoặc email:ngantong61@yahoo.com
Các nội dung định hướng cho thí sinh
  • Về các vấn đề chính trị-xã hội của đất nước và thành phố: vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và thành phố…
  • Về văn hóa đại học của sinh viên trường Đại học KHXH&NV: văn hóa giao tiếp-ứng xử, văn hóa học tập, nghiên cứu khoa học…
  • Về tổ chức Đoàn-Hội: vai trò của tổ chức Đoàn TN– Hội SV với sinh viên hiện nay, các phương thức nâng cao chất lượng phong trào Đoàn - Hội, vai trò xung kích của thanh niên, mô hình CLB – Đội - Nhóm…
Ngoài ra, thí sinh tham gia có thể đăng ký nội dung thuyết trình khác phù hợp với tiêu chí cuộc thi.
BTC

Đề cương môn " tổ chức và phân tầng xã hội"

Lưu ý : Tài liệu file word tải về  Tại đây !
 Các bạn xem đề cương trực tiếp phía dưới .

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. Tên môn học: Cơ  cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Việt Nam
2. Mã môn học :
3. Số tín chỉ: 2    
4. Trình độ:         Môn học ngành
5. Phân bố thời gian
- Thuyết trình: 20 tiết
- Bài tập, thảo luận: 10 tiết
6. Điều kiện tiên quyết: học xong môn Nhân học Đại cương, Lịch sử lý thuyết nhân học
7. Mục tiêu của môn học:
Trang bị kiến thức lý thuyết, phương pháp và tri thức cụ thể trên bình diện tiếp cận Nhân học, xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội.
Vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu và giải thích cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong lịch sử và hiện nay  ở  Việt Nam.
8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
          Trình bày các lý thuyết về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ỡ Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Phân tầng xã hội ờ nông thôn, miền núi vùng dân tộc, đô thị.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:
          - Tham gia tối thiều 80% giờ học
          - Tích cực thảo luận trong lớp, làm báo cáo nhóm và trình bày
          - Viết tiểu luận môn học

10. Tài liệu học tập:
* Tài liệu tiếng Việt
1.     Emily A. Schultz, Robert H. Lavenda. Nhân học – một quan điểm về tình trạng nhân sinh. NXB chính trị quốc gia, 2001.
2.     Grant Evant (chủ biên). Bức khảm văn hóa châu Á. Tiếp cận Nhân học. NXB Văn hoá
3.     Nguyễn Từ Chi. Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của làng Việt bắc Bộ. Trong sách Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người. NXb văn hóa thông tin, 1996.
4.     Phạm Xuân Nam. Mấy nét sơ bộ về sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội ở nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí xã hội học số 4 (76), 2001
5.     Trịnh Duy Luân. Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học. Xã hội học số 3(87), 2004.
6.     Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Xuân Mai. Nghiên cứu nghèo khổ ở đô thị Việt Nam trong thập niên 90: Kết quả và những vấn đề đặt ra.Xã hội học số 3 (87), 2004.
7.     Nguyễn Duy Thắng. Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội: nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội,. Xã hội học, số 3 (87), 2004.
8.     TS Nguyễn Thị Nga (chủ biên).2007. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hôi ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: vấn đề và phương pháp.Nxb Chính trị.  
9.     Tương Lai. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH, Hà Nội, 1995.

10.                        Max Weber. Giai cấp, địa vị, đảng phái (1922). Bản dịch ( trích từ tác phẩm Economy and society).
11.                        Morton H. Fried (1923 – 1986). Về sự phát triển của quá trình phân tầng xã hội và nhà nước. Bản dịch
12.                        GS.TS Tạ ngọc Tấn, 2010. Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia
13.                        PGS.TS Nguyễn Đình Tấn, 2005. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nxb Lý luận chính trị.

14.                        Nghiên cứu hành động cùng tham gia trong công tác giảm nghèo và phát triển nông thôn (Trung tâm nghiên  cứu giảm nghèo đại học Vinh biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
15.                        Lập hồ sơ cộng đồng theo phương pháp cùng tham gia (Do trung tâm giảm nghèo đại  học Huế biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
16.                        Xây dựng và quản lý dự án có sự cùng tham gia (Trung tâm Giảm nghèo Đại học thái nguyên biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
17.                        Cùng tham gia nghiên cứu giảm nghèo đô thị.( Do trung tâm nghiên cứu Giảm nghèo Đại học KHXh & NV TP. HCM biên soạn), Nxb KHXH, 2003.
18.                        Một số vấn đề giảm nghèo ở  các dân tộc thiểu số Việt Nam ( Nhóm Dân tộc học biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
19.                        Nguyễn vănTiệp, 2011. Một số vấn đề kinh tế xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đắc lắc. Nxb Đại học quốc gia TP. HCM
20.                        Giới và công tác giảm nghèo. NXb KHXH, 2003.
21.                        Công ty ADUKI. Vấn đề nghèo ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia , 1998.
Tài liệu trên mạng của Bộ lao động Thương binh & xã hội. Tổng cục thống kê, UNDP, World Bank, …
11. Tiêu chuẩn đánh giá môn học:
- Điểm đậu: 5 đ
- Điểm rớt: dưới 5 điểm
- Điểm tối đa: 10 đ

12. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1: CƠ CẤU XÃ HỘI : KHÍA NIỆM VÀ CÁCH TIẾP CẬN
1.1.         Quan niệm của một số môn khoa học xã hội về cơ cấu xã hội
1.2.         Một số quan niệm của xã hội học về cơ cấu xã hội
1.3.         Cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội
Chương 2: CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
2.1. Nhóm xã hội
2.2. Vị thế xã hội
2.3. vai trò xã hội
2.4. mạng lưới xã hội
2.5. Thiết chế xã hội
Chương 3: CÁC PHÂN HỆ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
3.1. Cơ cấu tổ chức xã hội –giai cấp
3.2. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp
3.3. Cơ cấu xã hội dân số
3.4. Cơ cấu xã hội dân tộc

Chương 4
BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
4.1. Bất bình đẳng xã hội
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Nguyên nhân và nguồn gốc
2.1.3. Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội
4.2. Phân tầng xã hội
2.2.1. Khái niệm và các lý thuyết khác nhau về phân tầng xã hội
2.2.2. Những xã hội theo chủ nghĩa bình quân
2.2.3. Những xã hội thứ bậc
2.2.4. Những xã hội phân tầng (có giai cấp)
- Giai cấp xã hội
- Các đẳng cấp
          4.3. Phân biệt phân tầng xã hội và một số khái niệm khác
                   4.3.1.Phân biệt phân tầng xã hội và phân chia giai cấp
                   4.3.2. Phân tầng xã hội và phân hóa xã hội
                   4.3.3. Phân  tầng xã hội và phân cực xã hội
          4.4. Các hệ thống phân tầng xã hội
          4.4.1. Phân tầng xã hội đóng
          4.4.2. Phân tầng xã hội mở
          4.5. Các tháp phân tầng
          4.6. Một số cách kiến giải về phân tầng xã hội
          4.6.1. Thuyết chức năng
          4.6. 2. Thuyết xung đột
          4.6.3. Thuyết dung hòa
          4.6.4. Sự khác nhau giữa Marx và Weber
          4.7. Bản chất của phân tầng xã hội
          4.7.1 Phân tầng xã hội hợp thức 
4.7.2. Phân tầng xã hội không hợp thức
                   


CHƯƠNG 5: PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM
5.1. Lý thuyết về phân tầng xã hội và nghèo đói
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội và nghèo đói ở Việt Nam
5.3. Xã hội và phân tầng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
5.3.1. Tình hình xã hội từ sau cách mạng tháng Tám đến 1975
5.3.2. Biến chuyển xã hội Việt Nam từ sau đổi mới (1986) đến nay.
5.3.3. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở đô thị.
5.3.4. Phân tầng xã hội và vấn đề nghèo đói ở nông thôn Việt Nam.
5.3.5. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở các dân tộc thiểu số
5.3.6. Phân tầng xã hội về giới


13. CÁC CHỦ ĐỀ BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN NHÓM VÀ TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
1.  Nhận xét và bình luận bài viết của Max Weber. Giai cấp, địa vị, đảng phái (1922). Bản dịch ( trích từ tác phẩm Economy and society).
2. Cơ cấu tổ chức xã hội  làng Việt truyền thống ( xem tác phẩm của Nguyễn Từ Chi)
3. Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay ( xem  GS.TS Tạ ngọc Tấn, 2010. Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia)

4.. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở Đô thị: nguyên nhân và thực trạng nghèo
5. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở nông thôn: nguyên nhân, thực trạng và giải pháp giảm nghèo
5. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở dân tộc thiểu số miền núi.
7. Phân tầng xã hội về giới


Lưu ý: Ban cán sự lớp chia lớp thành 7 nhóm viết báo cáo tiểu luận nhóm, thuyết trình và tổ chức thảo luận trên lớp. Các cá nhân trong nhóm chọn một vấn đề nghiên cứu theo chủ đề của nhóm viết tiểu luận cuối kỳ
Điểm thảo luận nhóm, thuyết trình và trả lời câu hỏi: 30%
Điểm tiểu luận cá nhân: 70% ( thay điểm thi cuối kỳ).
Kết thúc lớp học: ban cán sự lớp: nộp bài báo cáo nhóm và tiều luận của cá nhân cho giáo viên chấm điểm hết môn học. 



Các  nhóm xem đề cương rồi làm thuyết trình cho tốt !

Đề tài môn Sinh Thái nhân văn

Lưu ý: Thầy không yêu cầu chọn một trong các câu hỏi đó để làm tiểu luận, mà các bạn có thể tìm các vấn đề liên quan đến câu hỏi đó để làm đề tài tiểu luận.

Câu hỏi ôn tập
1. Cấu trúc và hoạt động của hệ thống sinh thái. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự mất
cân bằng sinh thái.
2. Đa dạng sinh học là gì? Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học? Làm thế nào để
bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Các chu trình dinh dưỡng trong tự nhiên và vai trò của chúng đối với sự sống trên trái
đất.
4. Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng hiệu ứng nhà kính
5. Vai trò của tầng ôzôn đối với sự sống trên trái đất. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy
giảm tầng ô zôn.
6. Thế nào là sự bùng nổ dân số. Anh hưởng của sự bùng nổ dân số đối với tài nguyên và môi
trường.
7. Anh hưởng của các cuộc Cách Mạng NN và CMCN đối với tài nguyên và môi trường.
8. Trình bầy các tác động chính của con người lên các hệ sinh thái tự nhiên
9. Tác động của con người đến lớp phủ thực vật (tài nguyên rừng). Cân phải có những chính
sách và hành động gì để quản lý bền vững nguồn tài nguyên này.
10. Trình bày các tác động của con người lên nguồn tài nguyên đất
11. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng tài nguyên môi trường.
12. Trình bày khái niệm tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. Cần phải có
những nguyên tắc quản lý nào nhằm bảo đảm sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài
nguyên này?
13. Ý nghĩa của nước và sự cân bằng nước trong tự nhiên. Các nguyên nhân chính gây suy
giảm số lượng và chất lượng nước.
14. Anh hưởng môi trường của việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng.
Trình bày một số chiến lược quản lý nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
15. Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Anh hưởng của sự ô nhiễm nước đến
sức khoẻ con người và đời sống sinh vật.
16. Thế nào là ô nhiễm không khí? Các tác động môi trường của ô nhiễm không khí và một
số biện pháp khắc phục.
17. Tác động môi trường của chất thải rắn. Các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm từ chất
thải rắn.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cna certification