Lưu ý : Tài liệu file word tải về Tại đây !
Các bạn xem đề cương trực tiếp phía dưới .
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1. Tên môn học: Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Việt Nam
2. Mã môn học :
3. Số tín chỉ: 2
4. Trình độ: Môn học ngành
5. Phân bố thời gian
- Thuyết trình: 20 tiết
- Bài tập, thảo luận: 10 tiết
6. Điều kiện tiên quyết: học xong môn Nhân học Đại cương, Lịch sử lý thuyết nhân học
7. Mục tiêu của môn học:
Trang bị kiến thức lý thuyết, phương pháp và tri thức cụ thể trên bình diện tiếp cận Nhân học, xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội.
Vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu và giải thích cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong lịch sử và hiện nay ở Việt Nam.
8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Trình bày các lý thuyết về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ỡ Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Phân tầng xã hội ờ nông thôn, miền núi vùng dân tộc, đô thị.
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham gia tối thiều 80% giờ học
- Tích cực thảo luận trong lớp, làm báo cáo nhóm và trình bày
- Viết tiểu luận môn học
10. Tài liệu học tập:
* Tài liệu tiếng Việt
1. Emily A. Schultz, Robert H. Lavenda. Nhân học – một quan điểm về tình trạng nhân sinh. NXB chính trị quốc gia, 2001.
2. Grant Evant (chủ biên). Bức khảm văn hóa châu Á. Tiếp cận Nhân học. NXB Văn hoá
3. Nguyễn Từ Chi. Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của làng Việt bắc Bộ. Trong sách Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người. NXb văn hóa thông tin, 1996.
4. Phạm Xuân Nam. Mấy nét sơ bộ về sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội ở nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí xã hội học số 4 (76), 2001
5. Trịnh Duy Luân. Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học. Xã hội học số 3(87), 2004.
6. Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Xuân Mai. Nghiên cứu nghèo khổ ở đô thị Việt Nam trong thập niên 90: Kết quả và những vấn đề đặt ra.Xã hội học số 3 (87), 2004.
7. Nguyễn Duy Thắng. Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội: nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội,. Xã hội học, số 3 (87), 2004.
8. TS Nguyễn Thị Nga (chủ biên).2007. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hôi ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: vấn đề và phương pháp.Nxb Chính trị.
9. Tương Lai. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH, Hà Nội, 1995.
10. Max Weber. Giai cấp, địa vị, đảng phái (1922). Bản dịch ( trích từ tác phẩm Economy and society).
11. Morton H. Fried (1923 – 1986). Về sự phát triển của quá trình phân tầng xã hội và nhà nước. Bản dịch
12. GS.TS Tạ ngọc Tấn, 2010. Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia
13. PGS.TS Nguyễn Đình Tấn, 2005. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nxb Lý luận chính trị.
14. Nghiên cứu hành động cùng tham gia trong công tác giảm nghèo và phát triển nông thôn (Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo đại học Vinh biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
15. Lập hồ sơ cộng đồng theo phương pháp cùng tham gia (Do trung tâm giảm nghèo đại học Huế biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
16. Xây dựng và quản lý dự án có sự cùng tham gia (Trung tâm Giảm nghèo Đại học thái nguyên biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
17. Cùng tham gia nghiên cứu giảm nghèo đô thị.( Do trung tâm nghiên cứu Giảm nghèo Đại học KHXh & NV TP. HCM biên soạn), Nxb KHXH, 2003.
18. Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam ( Nhóm Dân tộc học biên soạn). Nxb KHXH, 2003.
19. Nguyễn vănTiệp, 2011. Một số vấn đề kinh tế xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đắc lắc. Nxb Đại học quốc gia TP. HCM
20. Giới và công tác giảm nghèo. NXb KHXH, 2003.
21. Công ty ADUKI. Vấn đề nghèo ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia , 1998.
Tài liệu trên mạng của Bộ lao động Thương binh & xã hội. Tổng cục thống kê, UNDP, World Bank, …
11. Tiêu chuẩn đánh giá môn học:
- Điểm đậu: 5 đ
- Điểm rớt: dưới 5 điểm
- Điểm tối đa: 10 đ
12. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1: CƠ CẤU XÃ HỘI : KHÍA NIỆM VÀ CÁCH TIẾP CẬN
1.1. Quan niệm của một số môn khoa học xã hội về cơ cấu xã hội
1.2. Một số quan niệm của xã hội học về cơ cấu xã hội
1.3. Cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội
Chương 2: CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
2.1. Nhóm xã hội
2.2. Vị thế xã hội
2.3. vai trò xã hội
2.4. mạng lưới xã hội
2.5. Thiết chế xã hội
Chương 3: CÁC PHÂN HỆ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
3.1. Cơ cấu tổ chức xã hội –giai cấp
3.2. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp
3.3. Cơ cấu xã hội dân số
3.4. Cơ cấu xã hội dân tộc
Chương 4
BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
4.1. Bất bình đẳng xã hội
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Nguyên nhân và nguồn gốc
2.1.3. Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội
4.2. Phân tầng xã hội
2.2.1. Khái niệm và các lý thuyết khác nhau về phân tầng xã hội
2.2.2. Những xã hội theo chủ nghĩa bình quân
2.2.3. Những xã hội thứ bậc
2.2.4. Những xã hội phân tầng (có giai cấp)
- Giai cấp xã hội
- Các đẳng cấp
4.3. Phân biệt phân tầng xã hội và một số khái niệm khác
4.3.1.Phân biệt phân tầng xã hội và phân chia giai cấp
4.3.2. Phân tầng xã hội và phân hóa xã hội
4.3.3. Phân tầng xã hội và phân cực xã hội
4.4. Các hệ thống phân tầng xã hội
4.4.1. Phân tầng xã hội đóng
4.4.2. Phân tầng xã hội mở
4.5. Các tháp phân tầng
4.6. Một số cách kiến giải về phân tầng xã hội
4.6.1. Thuyết chức năng
4.6. 2. Thuyết xung đột
4.6.3. Thuyết dung hòa
4.6.4. Sự khác nhau giữa Marx và Weber
4.7. Bản chất của phân tầng xã hội
4.7.1 Phân tầng xã hội hợp thức
4.7.2. Phân tầng xã hội không hợp thức
CHƯƠNG 5: PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM
5.1. Lý thuyết về phân tầng xã hội và nghèo đói
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội và nghèo đói ở Việt Nam
5.3. Xã hội và phân tầng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
5.3.1. Tình hình xã hội từ sau cách mạng tháng Tám đến 1975
5.3.2. Biến chuyển xã hội Việt Nam từ sau đổi mới (1986) đến nay.
5.3.3. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở đô thị.
5.3.4. Phân tầng xã hội và vấn đề nghèo đói ở nông thôn Việt Nam.
5.3.5. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở các dân tộc thiểu số
5.3.6. Phân tầng xã hội về giới
13. CÁC CHỦ ĐỀ BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN NHÓM VÀ TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
1. Nhận xét và bình luận bài viết của Max Weber. Giai cấp, địa vị, đảng phái (1922). Bản dịch ( trích từ tác phẩm Economy and society).
2. Cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt truyền thống ( xem tác phẩm của Nguyễn Từ Chi)
3. Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay ( xem GS.TS Tạ ngọc Tấn, 2010. Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia)
4.. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở Đô thị: nguyên nhân và thực trạng nghèo
5. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở nông thôn: nguyên nhân, thực trạng và giải pháp giảm nghèo
5. Phân tầng xã hội và nghèo đói ở dân tộc thiểu số miền núi.
7. Phân tầng xã hội về giới
Lưu ý: Ban cán sự lớp chia lớp thành 7 nhóm viết báo cáo tiểu luận nhóm, thuyết trình và tổ chức thảo luận trên lớp. Các cá nhân trong nhóm chọn một vấn đề nghiên cứu theo chủ đề của nhóm viết tiểu luận cuối kỳ
Điểm thảo luận nhóm, thuyết trình và trả lời câu hỏi: 30%
Điểm tiểu luận cá nhân: 70% ( thay điểm thi cuối kỳ).
Kết thúc lớp học: ban cán sự lớp: nộp bài báo cáo nhóm và tiều luận của cá nhân cho giáo viên chấm điểm hết môn học.
Các nhóm xem đề cương rồi làm thuyết trình cho tốt !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét